83.000 tỷ đồng “tiền tươi” nằm chờ trên tài khoản của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán vào cuối quý 4, cao nhất trong gần hai năm

Lô 05 - cụm G1 Nguyễn Văn Linh, Khu Phố Trung Lợi, TX. Chơn Thành - Tỉnh Bình Phước
bdstamgiacvang2017@gmail.com
0961 933 938
83.000 tỷ đồng “tiền tươi” nằm chờ trên tài khoản của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán vào cuối quý 4, cao nhất trong gần hai năm

83.000 tỷ đồng “tiền tươi” nằm chờ trên tài khoản của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán vào cuối quý 4, cao nhất trong gần hai năm

Theo số liệu thống kê từ báo cáo tài chính quý 4, số dư tiền gửi khách hàng tại các CTCK vào thời điểm cuối năm 2023 đạt khoảng 83.000 tỷ đồng, chủ yếu là tiền gửi của nhà đầu tư giao dịch chứng khoán theo phương thức CTCK quản lý.

Đây là quý thứ 3 liên tiếp lượng tiền gửi của nhà đầu tư tại các CTCK tăng so với quý trước đồng thời là mức cao nhất trong vòng 7 quý trở lại đây. So với cuối quý 3, con số đã tăng khoảng 6.000 tỷ đồng trong vòng ba tháng cuối năm.

83.000 tỷ đồng “tiền tươi” nằm chờ trên tài khoản của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán vào cuối quý 4, cao nhất trong gần hai năm - Ảnh 1.

VPS tiếp tục là CTCK có số dư tiền gửi khách hàng lớn với gần 16.600 tỷ đồng vào thời điểm 31/12/2023. VPS hiện là CTCK có thị phần môi giới lớn nhất trên toàn thị trường với khoảng 1/5 thị phần sàn HoSE và khoảng 1/4 thị phần sàn HNX, UpCOM; thậm chí chiếm 2/3 thị phần thị trường phái sinh, bỏ xa các cái tên phía sau. Do đó, việc có lượng tiền gửi nhà đầu tư trong tài khoản vượt trội cũng là điều không quá bất ngờ. Điểm đáng chú ý là việc lượng tiền gửi tại VPS bất ngờ sụt giảm gần 3.100 tỷ so với cuối quý 3, sau hai quý liền trước tăng mạnh.

Xếp sau VPS là 2 công ty VNDirect và TCBS với số dư tiền gửi của nhà đầu tư lần lượt đạt 6.400 tỷ và 5.800 tỷ đồng. Tuy nhiên tình trạng có phần trái ngược khi tiền gửi của nhà đầu tư tại VNDirect ghi nhận giảm hơn 400 tỷ trong khi TCBS tăng trưởng gần 2.000 tỷ đồng qua đó trở thành mức tăng mạnh nhất ngành. Chứng khoán SSI ghi nhận mức tiền gửi của nhà đầu tư tăng 440 tỷ sau một quý, lên mức gần 5.300 tỷ vào thời điểm cuối quý 4 - mức cao nhất kể từ quý 2/2022.

Đa phần top đầu đều có sự gia tăng khoản mục này so với cuối quý 3. BSC tăng hơn 1.400 tỷ tiền gửi NĐT lên gần 2.900 tỷ; VCBS tăng hơn 1.100 tỷ trong 3 tháng lên 4.800 tỷ; tương tự SHS ghi nhận gần 2.200 tỷ tiền gửi NĐT, tăng hơn 1.100 tỷ so với cuối quý 3.

Ở chiều sụt giảm, ngoài VPS, VNDirect, FPTS, KIS, KBSV và BVSC ghi nhận tiền gửi của nhà đầu tư thấp hơn quý trước.

83.000 tỷ đồng “tiền tươi” nằm chờ trên tài khoản của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán vào cuối quý 4, cao nhất trong gần hai năm - Ảnh 2.

Số dư tiền trong tài khoản nhà đầu tư tăng mạnh trong bối cảnh lượng tài khoản chứng khoán ghi nhận sụt giảm trong những tháng cuối năm. Đến cuối năm 2023, Việt Nam có hơn 7,2 triệu tài khoản chứng khoán cá nhân, giảm ròng hơn 530 nghìn tài khoản so với đầu quý 4. Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng lượng tài khoản biến mất là con số lớn hơn, nguyên nhân đến từ hoạt động rà soát và thanh lọc của các cơ quan chức năng về dữ liệu người tham gia chứng khoán. Trong khi đó, hàng tháng vẫn có hàng trăm nghìn tài khoản được mở mới. Ngoài ra, lượng tài khoản mới chưa thể phản ánh chính xác mức độ người dân tham gia vào chứng khoán bởi một nhà đầu tư có thể có nhiều tài khoản tại nhiều CTCK nhờ thủ tục dễ dàng.

83.000 tỷ đồng “tiền tươi” nằm chờ trên tài khoản của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán vào cuối quý 4, cao nhất trong gần hai năm - Ảnh 3.

Cũng trong quý 4, thị trường diễn biến giằng co mạnh, nhà đầu tư có khả năng đã thực hiện chốt lời song chưa sẵn sàng để gia nhập trở lại. Đồng thời, chính sách tiền tệ có phần nới lỏng của Ngân hàng Nhà nước giúp duy trì mặt bằng lãi suất ở mức thấp càng hỗ trợ tích cực cho dòng tiền đổ vào chứng khoán.

Không chỉ lượng tiền gửi của NĐT tại các CTCK gia tăng, nhu cầu sử dụng đòn bẩy của nhà đầu tư chứng khoán cũng được thúc đẩy mạnh. Dư nợ cho vay tại các CTCK vào thời điểm cuối quý 4/2023 ước tính lên đến 180.000 tỷ đồng, tăng khoảng 15.000 tỷ so với cuối quý 3. Trong đó, dư nợ margin ước tính vào khoảng 172.000 tỷ đồng, cũng tăng 13.000 tỷ trong ba tháng cuối năm.

83.000 tỷ đồng “tiền tươi” nằm chờ trên tài khoản của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán vào cuối quý 4, cao nhất trong gần hai năm - Ảnh 4.

Bước sang năm 2024, triển vọng của TTCK vẫn được giới chuyên gia đánh giá tương đối khả quan. Trong bản tin thị trường mới đây, Dragon Capital cho rằng bức tranh toàn cầu vẫn còn nhiều thách thức khi tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại. Tuy vậy, trong nước sẽ có những sự phục hồi đáng kể khi mặt bằng lãi suất thấp có đủ thời gian để thẩm thấu vào nền kinh tế, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và khơi dậy ý chí đầu tư của các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Cam kết của Chính phủ về việc tiếp tục linh hoạt nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khoá là rất quan trọng để củng cố lòng tin của các doanh nghiệp tư nhân.

Nhóm phân tích dự báo mức tăng trưởng lợi nhuận của nhóm 80 doanh nghiệp lớn nhất sẽ nằm trong khoảng 16-18% và đây là tiền đề quan trọng cho việc chứng khoán là kênh đầu tư hấp dẫn nhất trong năm 2024.

Đồng quan điểm, trong thư gửi nhà đầu tư mới nhất, ông Petri Deryng, nhà sáng lập và quản lý PYN Eltie Fund bày tỏ quan điểm lạc quan vào triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh ốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang ghi nhận những tín hiệu khởi sắc, triển vọng lợi nhuận tích cực trong vài năm tới.

Người đứng đầu quỹ Pyn Elite Fund nhận định thị trường chứng khoán đang chưa phản ánh tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp và câu chuyện giảm lãi suất. Nếu lãi suất trong nước giảm, thanh khoản thị trường sẽ dồi dào và lợi nhuận doanh nghiệp dự kiến tăng trưởng mạnh, giúp lợi nhuận thị trường tăng. Do đó, có nhiều lý do để kỳ vọng thị trường sẽ tăng mạnh khi chứng khoán đang có định giá hấp dẫn.

 

Zalo
Chỉ đường