Nông thôn mới Bình Phước: Tập trung giúp các địa phương tháo gỡ về quy hoạch

Lô 05 - cụm G1 Nguyễn Văn Linh, Khu Phố Trung Lợi, TX. Chơn Thành - Tỉnh Bình Phước
bdstamgiacvang2017@gmail.com
0961 933 938
Nông thôn mới Bình Phước: Tập trung giúp các địa phương tháo gỡ về quy hoạch

Vì sao giải ngân nguồn vốn thấp ?

Tính đến hết năm 2023, tỉnh Bình Phước có 73/86 xã đạt chuẩn NTM, đạt 84,8% kế hoạch; 21 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Trong năm 2024, dự kiến sẽ có thêm 6 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Theo các số liệu từ UBND tỉnh Bình Phước: Năm 2023, trung ương đã rót trên 149 tỷ đồng cho Bình Phước để đầu tư phát triển Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Và, cộng với vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách của tỉnh là 200 tỷ đồng.

Nông thôn mới Bình Phước: Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị tập trung tháo gỡ về quy hoạch- Ảnh 1.

Một tuyến đường giao thông nông thôn ở huyện Lộc Ninh được đầu tư từ chương trình phát triển nông thôn mới. Ảnh: B.P

Tỉnh cũng phân bổ vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM gần 84 tỷ đồng. Văn phòng điều phối NTM đã phân bổ trên 20.000 tấn xi măng để các quận - huyện trong tỉnh làm đường bê tông xi măng theo cơ chế đặc thù.

Theo kế hoạch giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh có 2 huyện NTM, giai đoạn 2021-2025 phấn đấu đưa 3 huyện đạt chuẩn NTM. Đến thời điểm này, huyện Đồng Phú và thị xã Chơn Thành đang hoàn thiện hồ sơ gửi trung ương thẩm định, huyện Lộc Ninh đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí huyện NTM. Đồng thời, hoàn thiện hồ sơ huyện NTM trình các sở, ban, ngành của tỉnh thẩm tra.

Đó là những con số  khả thi, thể hiện sự quyết tâm của chính quyền và các sở, ngành tỉnh Bình Phước, nhằm đưa phong trào xây dựng NTM sớm về đích và hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, trong đó, đáng nói nhất là kết quả giải ngân nguồn vốn còn rất thấp.

Nông thôn mới Bình Phước: Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị tập trung tháo gỡ về quy hoạch- Ảnh 2.

Trường tiểu học Thuận Phú, thuộc xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, được xây dựng khang trang. Ảnh: T.L

Lý giải điều này, theo một số chuyên gia về NTM cho rằng: Do cơ chế, chính sách; thậm chí, văn bản hướng dẫn về công tác lập kế hoạch, giao kế hoạch và quản lý sử dụng nguồn vốn, từ trung ương đến địa phương còn chậm.

Từ đó, dẫn đến quá trình chuẩn bị đầu tư, tạm ứng, thi công, nghiệm thu, thanh toán chậm tiến độ. Chưa nói, việc chậm trễ còn liên quan đến nguồn xi măng phân bổ chậm, phân bổ vào mua mưa, nên các địa phương khó triển khai thực hiện các công trình, hạng mục thuộc NTM.

Bên cạnh đó, việc thực hiện cơ chế đặc thù nói chung và giao thông nông thôn nói riêng, phải đảm bảo quy định liên quan đến quy hoạch, quy hoạch sử dụng đất, nên công tác thuận chủ trương, duyệt dự toán, giao vốn phải được cân nhắc…

Mặc dù vốn đầu tư xây dựng NTM năm 2024 được trung ương hỗ trợ và cấp tỉnh đối ứng hơn 310 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2024, Bình Phước mới giải ngân đạt 19,8% tổng số vốn trên. Một con số rất thấp.

Nông thôn mới Bình Phước: Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị tập trung tháo gỡ về quy hoạch- Ảnh 3.

Đơn vị quốc phòng đứng chân tại địa phương hướng dẫn người dân kỹ năng cạo mủ cao su - cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bình Phước. Ảnh: B.P

Nông thôn mới đổi đời người dân, làm đẹp bộ mặt quê hương

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước nhiệm kỳ 2020-2025, đề ra mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025 toàn tỉnh có 100% xã (86/86) đạt chuẩn NTM; 2 huyện (Lộc Ninh, Phú Riềng) được công nhận hoàn thành xây dựng NTM. Đây là chỉ tiêu rất lớn, nên ngay từ đầu giai đoạn 2021-2025, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh triển khai và đề ra nhiều giải pháp thực hiện.

Theo ông Phạm Thụy Luân - Giám đốc Sở NN&PTNT: "Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã ảnh hưởng rất lớn và tác động tích cực đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. Nó thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh khu vực nông thôn; giúp rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Nông thôn mới Bình Phước: Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị tập trung tháo gỡ về quy hoạch- Ảnh 4.

Phong trào người dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn đã trở nên phổ biến ở tỉnh Bình Phước. Ảnh: B.P

Vì thế, chủ trương xây dựng NTM đã được các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị - xã hội tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện. Chúng tôi liên tục tuyên truyền, vận động người dân đóng góp ngày công, đặc biệt có địa phương cấp huyện đã vận động người dân hiến 90 ha đất xây dựng NTM".

Đến nay, toàn tỉnh Bình Phước đã làm được 4.125,67km đường bê tông xi măng. Trường học, nhà văn hóa... được hiện đại hóa, kiên cố hóa. Chương trình xây dựng NTM đã huy động được sự tham gia tích cực của người dân; sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị và đạt kết quả thiết thực, có ý nghĩa chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc. Từ đó, góp phần làm thay đổi rõ nét diện mạo vùng nông thôn, đời sống người dân được cải thiện, nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo giảm…

Nông thôn mới Bình Phước: Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị tập trung tháo gỡ về quy hoạch- Ảnh 5.

Sản phẩm hạt điều - đặc sản OCOP nổi tiếng của tỉnh Bình Phước. Ảnh: B.P

Năm 2024, toàn tỉnh phấn đấu có 5 xã đạt chuẩn NTM (lũy kế 85/86 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 98,3% số xã toàn tỉnh vào cuối năm 2024); phấn đấu 6 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (lũy kế 33 xã đạt chuẩn NTM nâng cao vào cuối năm 2024). Đây cũng là năm đầu tiên toàn tỉnh phấn đấu 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu gồm Phước Tín (thị xã Phước Long) và Lộc Thái (huyện Lộc Ninh). Huyện Đồng Phú và Lộc Ninh được công nhận đạt chuẩn NTM, thị xã Chơn Thành hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Đến nay, 13 xã phấn đấu về đích NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu năm 2024 đang tăng cường, củng cố và giữ vững các tiêu chí đã đạt, đồng thời tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng để đảm bảo đạt các tiêu chí còn lại theo bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025 của tỉnh.

Nói như ông Lê Lý Tưởng - công tác tại Hội Nông dân tỉnh Bình Phước: "NTM từng ngày nên hình nên dạng ở Bình Phước. NTM làm đổi đời nhiều hộ gia đình nông dân, cũng như thay đổi diện mạo quê hương Bình Phước từng ngày".

Nông thôn mới Bình Phước: Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị tập trung tháo gỡ về quy hoạch- Ảnh 6.

Giao con giống cho người dân phát triển sản xuất ở huyện Lộc Ninh. Ảnh: T.S

Làm gì để vượt qua thách thức ?

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước: NTM hiện nay tập trung ở những xã về cuối khó khăn, xã đặc biệt khó khăn. Những xã này có xuất phát điểm thấp, dẫn đến việc huy động nguồn lực để cùng với ngân sách thực hiện là rất khó. Trong khi đó, một số xã như: Phú Văn (huyện Bù Gia Mập); Nghĩa Bình, Đồng Nai (huyện Bù Đăng) phấn đấu về đích; nhưng do vướng quy hoạch lâm nghiệp và quy hoạch quặng bô-xít nên chưa thực hiện được.

Mặt khác, xuất phát điểm của tỉnh thấp so với mặt bằng tiêu chí yêu cầu. Là tỉnh khó khăn nhất Đông Nam Bộ, nhưng bộ tiêu chí Bình Phước phải đạt mức chung của khu vực. Cùng với đó, ưu tiên nguồn lực của tỉnh cho NTM ngày càng giảm.

Binh đoàn 16 tổ chức khám bệnh cho người dân địa phương tại huyện Đồng Phú. Ảnh: L.T

Cụ thể, năm 2021: 486 tỷ đồng, năm 2022: 450 tỷ đồng, năm 2023: 200 tỷ đồng, năm 2024: 159 tỷ đồng, dự kiến năm 2025: 150 tỷ đồng. Trong khi yêu cầu bộ tiêu chí huyện NTM cao, còn các xã về cuối có mặt bằng thấp. Đây quả là những thách thức đối với phát triển NTM ở tỉnh Bình Phước.

Tại cuộc họp mới đây về xây dựng NTM, bà Trần Tuệ Hiền - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước -  cho rằng: "Cần có một hội đồng đánh giá thẩm định, tập trung tháo gỡ quy hoạch cho các địa phương. Từ đó, xác định nhiệm vụ nào cần hướng dẫn tư vấn; nhiệm vụ nào cần xin ý kiến Chính phủ; nhiệm vụ nào cần xin ý kiến các bộ, ngành Trung ương…

Các thành viên viên Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia cần phải có sự đồng hành, hướng dẫn các huyện, thị xã hoàn thiện các tiêu chí, thủ tục hồ sơ. Cần vận dụng hết công lực để thực hiện nhiệm vụ; không cầu toàn, ỷ lại, dẫn đến lập dự toán chậm không đảm bảo chương trình, giao vốn chậm. Xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao".

 

Zalo
Chỉ đường