TPHCM đề xuất xây đường trên cao 4 làn xe trên Quốc lộ 13

Lô 05 - cụm G1 Nguyễn Văn Linh, Khu Phố Trung Lợi, TX. Chơn Thành - Tỉnh Bình Phước
bdstamgiacvang2017@gmail.com
0961 933 938
TPHCM đề xuất xây đường trên cao 4 làn xe trên Quốc lộ 13

TPHCM đề xuất xây đường trên cao 4 làn xe trên Quốc lộ 13

Phương án làm đường trên cao 4 làn xe trên Quốc lộ 13 (TPHCM). Ảnh: Sở GTVT TPHCM

Đây là một trong 5 dự án nâng cấp, mở rộng đường hiện hữu được TPHCM thực hiện theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), nhờ cơ chế đặc thù của Nghị quyết 98.

Theo báo cáo đầu kỳ nghiên cứu tiền khả thi dự án, tuyến Quốc lộ 13 dài 5,95 km (từ cầu Bình Triệu đến ranh giới tỉnh Bình Dương) hiện chỉ rộng từ 19 m đến 26 m, có 10 nút giao thông (2 nút giao khác mức và 8 nút giao đồng mức).

Trong khi đó, đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Thủ Đức (đang được Bộ Xây dựng thẩm định), định hướng biến Quốc lộ 13 thành tuyến đường tốc độ cao, với bề rộng 60 m.

Phương án xây đường trên cao Quốc lộ 13.  Ảnh: Sở GTVT TPHCM

Phương án xây đường trên cao Quốc lộ 13. Ảnh: Sở GTVT TPHCM

Qua so sánh hai phương án đi thấp và đi trên cao (cầu cạn), đơn vị tư vấn kiến nghị phương án xây dựng đường trên cao dài 3,7 km từ nút giao Bình Triệu đến nút giao Bình Phước.

Đường trên cao sẽ có 4 làn xe (vận tốc 80 km/h), trong khi đường song hành phía dưới rộng 3 làn xe mỗi bên (vận tốc 60 km/h).

Đồng thời, tại nút giao cầu Bình Lợi và nút giao Bình Phước, hầm chui hai chiều sẽ được xây dựng.

Nút giao Bình Lợi hiện hữu.  Ảnh: Anh Tú

Nút giao Bình Lợi hiện hữu. Ảnh: Anh Tú

Phối cảnh hầm chui nút giao Bình Triệu.  Ảnh: Sở GTVT TPHCM

Phối cảnh hầm chui nút giao Bình Lợi. Ảnh: Sở GTVT TPHCM

Nút giao Bình Phước.  Ảnh: Anh Tú

Nút giao Bình Phước. Ảnh: Anh Tú

Phối cảnh hầm chui nút giao Bình Phước. Ảnh: Sở GTVT TPHCM

Phối cảnh hầm chui nút giao Bình Phước. Ảnh: Sở GTVT TPHCM

Tổng mức đầu tư sơ bộ cho phương án đường trên cao gần 20.000 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng chiếm hơn 14.500 tỉ đồng.

So với phương án đi thấp (tổng vốn 18.296 tỉ đồng), đường trên cao có chi phí xây dựng cao hơn (khoảng 1.339 tỉ đồng), nhưng được đánh giá là tối ưu hơn về lâu dài. Đường trên cao có ưu điểm là ít giao cắt với các tuyến phía dưới, tạo thông suốt giúp xe chạy nhanh.

Phối cảnh đường trên cao Quốc lộ 13.  Ảnh: Sở GTVT TPHCM

Phối cảnh đường trên cao Quốc lộ 13. Ảnh: Sở GTVT TPHCM

Để triển khai dự án, nguồn vốn đầu tư sẽ được phân chia giữa ngân sách nhà nước và vốn BOT. Dự kiến, ngân sách nhà nước tham gia khoảng 13.697 tỉ đồng (chiếm 70% tổng vốn đầu tư), còn lại 5.986 tỉ đồng sẽ huy động từ vốn BOT.

Để làm dự án, qua kiểm tra sơ bộ của UBND TP Thủ Đức, dự kiến có 853 trường hợp giải tỏa một phần và 238 trường hợp giải tỏa toàn bộ.

Quốc lộ 13 hiện hữu.  Ảnh: Anh Tú

Quốc lộ 13 hiện hữu. Ảnh: Anh Tú

Chiều nay (14.11), Sở Giao thông Vận tải TPHCM tổ chức hội nghị tham vấn về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho 5 dự án nâng cấp, mở rộng đường hiện hữu, trong đó có Quốc lộ 13.

Dự kiến, dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 sẽ được trình lên các cấp có thẩm quyền thẩm định và quyết định chủ trương đầu tư vào cuối năm 2024.

Nếu được phê duyệt, dự án sẽ khởi công vào quý I/2026 và hoàn thành vào năm 2028, ngoài giảm ùn tắc còn giúp tăng kết nối giao thông liên vùng giữa TPHCM với Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên.

Quốc lộ 13 là tuyến đường huyết mạch kết nối TPHCM với Bình Dương và Bình Phước. Trong khi đoạn qua Bình Dương đã được nâng cấp nhiều lần lên 8 làn xe, khang trang và thông thoáng, đoạn qua TPHCM chỉ có 4 - 6 làn xe, trở thành “nút thắt cổ chai” gây ùn tắc kéo dài trong nhiều năm.

Đoạn Quốc lộ 13 từ cầu Bình Triệu đến ngã tư Bình Phước dài 5 km vốn từng thuộc dự án cầu và đường Bình Triệu 2, được triển khai theo hình thức BOT từ hơn 20 năm trước nhưng sau đó phải dừng do hợp đồng BOT bị hủy bỏ.

Nhờ Nghị quyết 98 được Quốc hội thông qua vào năm 2023, TPHCM có cơ hội sử dụng lại mô hình BOT để nâng cấp các công trình hạ tầng hiện hữu, trong đó có Quốc lộ 13.

 

Zalo
Chỉ đường