Bình Phước phát triển 35 cụm công nghiệp

Lô 05 - cụm G1 Nguyễn Văn Linh, Khu Phố Trung Lợi, TX. Chơn Thành - Tỉnh Bình Phước
bdstamgiacvang2017@gmail.com
0961 933 938
Bình Phước phát triển 35 cụm công nghiệp

Để phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp, Bình Phước huy động các nguồn lực để phát triển mạng lưới khu công nghiệp tại các địa phương trong vùng phía Nam và lân cận gồm thành phố Đồng Xoài, thị xã Chơn Thành, huyện Đồng Phú, huyện Hớn Quản, huyện Phú Riềng.

Tỉnh quyết tâm thực hiện kế hoạch phát triển 35 cụm công nghiệp tại 11 huyện, thị xã với tổng nhu cầu nguồn vốn lên đến 5.900 tỷ đồng; trong đó, giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh sẽ có 21 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 583ha. Giai đoạn 2025 - 2030, tỉnh sẽ có thêm 14 cụm công nghiệp được bổ sung với dự kiến tổng diện tích quy hoạch khu công nghiệp Bình Phước là 33ha/cụm.

Bình Phước phát triển 35 cụm công nghiệp  -0

Khu công nghiệp Becamex Bình Phước tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Ảnh: Becamex

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền, là tỉnh phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp đi sau của vùng. Vì vậy, có nhiều điều kiện lựa chọn các nhà đầu tư hạ tầng có năng lực và kinh nghiệm đã triển khai các dự án tại các địa phương khác; rút kinh nghiệm từ các tỉnh đi trước, khi chỉ chú trọng phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mà chưa chú trọng phát triển hạ tầng xã hội tương ứng phục vụ cho sự phát triển công nghiệp; có thể nhận thức rõ hơn trong việc lựa chọn các ngành có suất đầu tư cao; ít thâm dụng lao động và năng lượng; ít ô nhiễm môi trường.

Cùng với đó, tỉnh ưu tiên phát triển các khu công nghiệp có diện tích nhỏ (có diện tích dưới 500ha) và các khu công nghiệp có quy mô vừa (với diện tích từ 500ha đến dưới 1.000ha); không phát triển các dự án khu công nghiệp quá lớn với diện tích trên 1.000ha; đúc kết thực tế của cả nước trong vướng mắc về giải phóng mặt bằng, cần tập trung quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên diện tích đất công, ở những nơi thuận tiện cho công tác giải phóng mặt bằng, kết nối hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc...).

Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền, tỉnh xây dựng tiêu chí để lựa chọn được nhà đầu tư hạ tầng có năng lực tài chính, kinh nghiệm và trách nhiệm, qua đó đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng đồng bộ, sớm đưa khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp đi vào hoạt động; đồng thời, ưu tiên lựa chọn các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp có cam kết ràng buộc về tiến độ đầu tư với tỉnh Bình Phước; ưu tiên thu hút các nhà đầu tư thứ cấp với nguồn vốn lớn; công nghệ cao, hiện đại, tiên tiến, thân thiện với môi trường; suất đầu tư cao; tạo nhiều việc làm và gắn với các cụm ngành hiện có.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường khẳng định, tỉnh xác định phát triển cụm công nghiệp vững chắc, phù hợp với nhu cầu phát triển công nghiệp của địa phương. Mỗi địa phương cấp huyện không quá ba cụm công nghiệp; chú trọng phát triển một số cụm công nghiệp chuyên ngành. Các khu, cụm công nghiệp đã được cấp phép và đầu tư hạ tầng sẽ được tỉnh tập trung ưu tiên giải phóng mặt bằng, hạn chế tối đa nguy cơ thiếu quỹ đất sạch do các diện tích cũ đã lấp đầy nhưng khu, cụm công nghiệp mới chưa triển khai thu hút đầu tư; đồng thời, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông kết nối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực Tây Nguyên.

Đậu Tất Thành – Nhật Bình

 

Zalo
Chỉ đường